Trong thời đại mọi việc đang cạnh tranh nhau để phát triển, việc học tập qua sách vở đã không còn “đủ” cho các em học sinh. Hơn nữa theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ việc học trong sách vở tỷ lệ ghi nhớ của bài giảng cùng khả năng sáng tạo của học sinh sẽ ngày càng giảm dần. Từ đó việc học tập thông qua các trải nghiệm và hướng nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết.
Và dưới đây là 10 lý do khiến giáo dục trải nghiệm là tương lai của việc học.
1, Thúc đẩy việc học, dễ dàng nắm bắt kiến thức
Ghi nhớ và hiểu được khối lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”… Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo đó chính là học sinh, sinh viên có thể hiểu được bản chất của các khái niệm phức tạp.
Để học sinh hiểu rõ về mô hình đầm nuôi tôm trồng thủy sản, học sinh lớp 11 tại trường THPT Trực Ninh đã tổ chức chuyến đi tới đầm tôm tại vùng biển Giao Thủy. Từ đó các em thấu hiểu hơn về mô hình nuôi tôm. Đồng thời ghi nhớ như một kiến thức và kỉ niệm đẹp.
Tìm hiểu thêm về: GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ CỰC CAO!
2, Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề, phát huy tối đa tính sáng tạo.
Học cùng trải nghiệm trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa việc học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát, nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, học sinh, sinh viên trở thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày.
Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh vận dụng và phát triển tư duy sáng tạo. Với các nội dung học tập mang tính thực tiễn cao, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau cho mỗi tình huống, mỗi vấn đề cần giải quyết. Học sinh được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình trong các nhiệm vụ được giao.
3, Phát triển các kỹ năng mềm tốt hơn
Khi học trải nghiệm sáng tạo, người học đóng vai trò trung tâm nên cần chủ động tìm hiểu thông tin, nghiêm túc tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của mình để tiếp thu bài hiệu quả nhất. Đặc biệt, các bạn phải chủ động và tạo thói quen đặt câu hỏi với giảng viên - người có vai trò định hướng, dẫn dắt trong quá trình dạy học trải nghiệm. Kỹ năng đặt câu hỏi cũng là một kỹ năng mềm quan trọng không chỉ trong học tập mà trong cả công việc và cuộc sống sau này, giúp bạn biết cách dẫn dắt một cuộc đối thoại và khai phá được những thông tin mình cần.
Ngoài ra, học trải nghiệm sáng tạo cũng giúp học sinh sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng teamwork, thuyết trình, thuyết phục, phản biện; tranh biện…
Các kịch bản hoạt động chương trình mà Nakhalah tổ chức, luôn đề cao việc thúc đẩy các kỹ năng mềm của học sinh. Từ đó giúp các em trở nên tự tin, chủ động hơn.
4, Tâm lý thoải mái, hào hứng hơn khi học
Học trải nghiệm khơi gợi cảm giác hứng khởi, thích thú hơn so với phương pháp học tập truyền thống. Nhờ chú trọng thực hành, sáng tạo, những bài học hàn lâm sẽ trở nên gần gũi, dễ tiếp thu hơn với các bạn học sinh sinh viên. Mỗi giờ học không còn khô khan với những trang sách, những tiết học bên ngoài lớp giúp học sinh tiếp thu bài học trong tâm thế thoải mái, tự nhiên nhất.
Những giờ học trải nghiệm sáng tạo không chỉ giúp học sinh sinh viên phát triển kỹ năng học tập, kích thích hứng thú trong nhận thức, phát triển trí tuệ và nhân cách, nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.
5, Cho phép cá nhân hóa việc học, tạo ra những thay đổi tư duy trong các trải nghiệm
Để việc học được cá nhân hóa, mọi chương trình đều phải trải qua một tiến trình gồm các giai đoạn sau: Đánh giá, dạy học và các chiến thuật dạy học, lựa chọn chương trình giảng dạy. Phương pháp học thực nghiệm có hiệu quả cao trong việc đáp ứng các yêu cầu này để cá nhân hóa việc học. Đó là một sự khởi đầu triệt để từ các phương pháp học tập truyền thống và học hỏi ngoài lớp học. Những người tham gia có lộ trình học tập riêng. Bằng cách kết hợp công nghệ và mô phỏng với việc học tập thực nghiệm, các tổ chức đang khiến khái niệm này có sẵn mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị. Điều này đã dẫn đến các khái niệm về lớp học lấy học sinh làm trung tâm, nơi mà việc học tập hướng đến học sinh chứ không phải ai khác.
6, Mang lại lợi ích vượt trội
Học tập thông qua trải nghiệm có tính cá nhân và hiệu quả trong tự nhiên, ảnh hưởng đến cả cảm giác và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng. Nó vượt ra ngoài việc học trên lớp và đảm bảo rằng có mức độ lưu trữ cao, qua đó cung cấp lợi ích vượt trội hơn một chương trình học truyền thống.
7, Cung cấp kết quả đánh giá chính xác
Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo về lợi ích cho người học và tổ chức là yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình học tập nào. Hầu hết các đánh giá là dữ liệu có định hướng và các công cụ truyền thống sử dụng bài kiểm tra để đo lường hiệu quả. Khi nói đến các chương trình học tập thông qua trải nghiệm, rất khó thu thập dữ liệu có thể đánh giá được. Khi kết hợp với mô phỏng và trò chơi, các sản phẩm đào tạo trải nghiệm trở thành một siêu dữ liệu, có thể được sử dụng để cung cấp kết quả đánh giá một cách chính xác qua học tập nhận thức, kỹ năng ảnh hưởng và kết quả khách quan. Các công cụ phân tích trong các mô phỏng này ghi lại, phân tích và cung cấp báo cáo chi tiết về tương tác của người tham gia trong suốt quá trình mô phỏng.
8, Không khí lớp học sôi nổi hơn, giáo viên có nhiều cảm hứng dạy
Dạy học trải nghiệm sáng tạo không chỉ mang lại hiệu quả đối với người học mà còn cho cả người dạy, giúp các thầy cô có thêm cảm hứng để xây dựng bài giảng sao cho thú vị, sáng tạo, thêm cơ hội để nâng cao kỹ năng truyền động lực, khơi gợi cảm hứng học tập cho học sinh sinh viên.
Đó là chưa kể việc dạy học trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp gắn kết giáo viên - học sinh thông qua nhiều hoạt động tương tác đa dạng và hấp dẫn, thay vì cách dạy đọc chép, truyền thụ kiến thức như truyền thống.
9, Tăng kỹ năng giảng dạy cho giáo viên
Xu thế mới của giáo dục hiện nay là tạo ra những học sinh sinh viên phát triển toàn diện, có thể phát huy tối đa năng lực trong quá trình học tậ, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống… Vì vậy, người thầy với vai trò tổ chức, hướng dẫn phải trở thành tấm gương về tự học, sáng tạo, thành thạo các kỹ năng để dẫn dắt các học trò của mình,
Dạy học trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải liên tục làm mới mình, sử dụng đa dạng các kỹ thuật để tăng tính hấp dẫn, phong phú cho bài giảng. Để làm được điều đó, họ phải luôn cập nhật những kiến thức mới, xu hướng về giáo dục, tạo các cơ hội để học sinh sáng tạo, đánh giá năng lực sáng tạo của người học và xây dựng môi trường vật chất và tinh thần khuyến khích học sinh sáng tạo.
Trên hết để đáp ứng được các đặc trưng việc dạy học phát triển năng lực sáng tạo này giáo viên nhất định phải có được các năng lực tương đối. Bởi vậy, có thể nói việc dạy học trải nghiệm sáng tạo góp phần tăng kỹ năng giảng dạy cho giáo viên, vừa phát triển bản thân vừa nâng cao hiệu quả giảng dạy.
10, Gắn kết học sinh và giáo viên
Với nhiều hoạt động tương tác và kết nối nên phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo mở ra cơ hội gắn kết học sinh với giáo viên nhiều hơn so với cách dạy và học thông thường. Tùy theo đặc trưng của mỗi bộ môn cũng như khối lớp mà giáo viên hoàn toàn có thể xây dựng bài giảng thông qua nhiều trải nghiệm hấp dẫn như: tổ chức game show, hoạt động ngoại khóa, tranh biện về các chủ đề, hoặc tạo câu lạc bộ để thầy trò cùng chia sẻ quan điểm, ý tưởng, sáng kiến liên quan đến nội dung bài học...
Và để thúc đẩy sự phát triển của các em cũng như của nền giáo dục, Nakhalah cung cấp các dịch vụ giáo dục trải nghiệm với các sự kiện, tour trải nghiệm bổ ích, đầy đủ. Chúng tôi rất hân hạnh khi được đồng hành cùng các quý thầy cô và nhà trường trong những hoạt động đầy hứa hẹn này!
___________
Nakhalah Edu Experience
: 0228.628.4444 – 0904.197.197
: info@nakhalah.com